Thứ 2 – Thứ 7: 08:30 – 18:00

THẾ NÀO LÀ NHÂN VIÊN KINH DOANH? NHIỆM VỤ, CÔNG VIỆC CỦA MỘT NHÂN VIÊN KINH DOANH

Th12 28, 2021

Nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh là người thuộc bộ phận Sale & Marketing của công ty, làm việc dưới sự quản lý của trường phòng kinh doanh. Họ sẽ được đánh giá năng lực qua KPI về doanh số, tỉ lệ chuyển đổi hay tỉ lệ khách hàng hài lòng,…

Nhân viên kinh doanh là người chịu trách nhiệm cho mảng tư vấn, giới thiệu, bán hàng các sản phẩm/ dịch vụ mà công ty hoặc doanh nghiệp đang kinh doanh, sản xuất và chăm sóc khách hàng sau mua.

the-nao-la-nhan-vien-kinh-doanh-nhiem-vu-cong-viec-cua-mot-nhan-vien-kinh-doanh

Những công việc của nhân viên kinh doanh?

Họ sẽ cung cấp những giải pháp tối ưu, phù hợp cho từng một đối tượng khách hàng, với mục đích cuối cùng là đem về doanh thu cùng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Họ sẽ phải có mục tiêu và follow theo mục tiêu đó, chủ động tìm kiếm cũng như tạo dựng mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng.

the-nao-la-nhan-vien-kinh-doanh-nhiem-vu-cong-viec-cua-mot-nhan-vien-kinh-doanh

Dưới đây là những nhiệm vụ công việc cụ thể của một nhân viên kinh doanh

Tìm kiếm, khai thác khách hàng

Ở vị trí này nhân viên kinh doanh cần tìm kiếm các thông tin khách hàng từ các nguồn kênh khác nhau từ đó xây dựng hệ thống khách hàng tiềm năng. Sau đó sẽ chủ động liên hệ với danh sách đã có để giới thiệu dịch vụ cùng các chương trình ưu đãi của công ty.

Họ cũng có thể tìm kiếm khách hàng bằng cách gửi thông tin qua email, tin nhắn, giải đáp thắc mắc khi có mail phản hồi. Sau cùng sẽ là tiến hành thủ tục để ký kết hợp đồng khi khách hàng đồng ý mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Chăm sóc khách hàng

Nhân viên kinh doanh sẽ cần chủ động liên hệ với những khách hàng đã hoặc đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó nắm bắt tình hình cũng như phát triển mối quan hệ tốt với khách hàng để up sale cho các chương trình khác của công ty.

Với những khách hàng ký hợp đồng có thời hạn, thì họ cần theo dõi thời gian kết thúc hợp đồng để thuyết phục khách hàng gia hạn hoặc tái ký hợp đồng. Họ sẽ đưa tới cho khách hàng những thông tin ưu đãi, khuyến mãi cho khách hàng cũ, hỗ trợ giải đáp các khiếu nại từ khách hàng. 

Việc cuối cùng sẽ là tiến hành thủ tục ký kết hợp đồng gia hạn với những khách hàng cũ.

Các công việc khác của nhân viên kinh doanh

Sau khi hoàn tất việc chốt hợp đồng, nhân viên kinh doanh cần theo dõi, giám sát quá trình triển khai, ký kết hợp đồng. Chăm sóc khách hàng và xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Trong trường hợp thanh lý hợp đồng, nhân viên kinh doanh cần theo dõi quá trình cũng như hỗ trợ kế toán đốc thúc công nợ.

Ngoài ra nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh chính là phối hợp với các phòng ban khác trong bộ phận marketing để lên kế hoạch, triển khai các chương trình ưu đãi, tri ân khách hàng. Giới thiệu các dịch vụ, sản phẩm mới để tiếp thị và thu hút các đối tượng mục tiêu.

Và nếu được hỏi thế nào là nhân viên kinh doanh thì đó là làm báo cáo định kỳ, tham gia các buổi họp, đào tạo, bồi dưỡng của bộ phận, công ty để nâng cao trình độ, kỹ năng. Cuối cùng là thực hiện các công việc khác khi có yêu cầu từ quản lý.

Yêu cầu của nhân viên kinh doanh

Đối với vị trí này thì sẽ có những yêu cầu liên quan đến kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh. Cụ thể là:

  • Kỹ năng về bán hàng
  • Kỹ năng về giao tiếp
  • Kỹ năng về đàm phán và ra quyết định
  • Kỹ năng về chăm sóc khách hàng
  • Tin học văn phòng cơ bản
  • Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, chịu được áp lực công việc.
  • Ưu tiên có kinh nghiệm, kỹ năng làm nhân viên kinh doanh, bán hàng.

the-nao-la-nhan-vien-kinh-doanh-nhiem-vu-cong-viec-cua-mot-nhan-vien-kinh-doanh

5 bước tạo nên quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh

Bước 1: Nghiên cứu về thị trường

Đầu tiên bạn cần quan sát, phân tích về thị trường cùng xu hướng, các trend đang phố biến để từ đó đề xuất những chiến lược kinh doanh hiệu quả. Ngoài ra, nhân viên kinh doanh cũng cần cập nhật giá cả thường xuyên.

Bước 2: Xác định và tìm kiếm các khách hàng tiềm năng

Bạn có thể tìm kiếm khách hàng tiềm tăng dựa theo insight của họ cùng những nhu cầu mà khách hàng đang tìm kiếm. Ngoài ra cũng có thể chia khách hàng thành từng nhóm theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, nơi ở,…

Bước 3: Phân loại thông tin khách hàng

Sau khi đã tìm kiếm được khách hàng mục tiêu bạn cần phân loại họ ra làm 2 dạng phổ biến:

Khách hàng tiềm năng: là những có nhu cầu tiêu dùng và khả năng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang bán

Khách hàng không tiềm năng: Là những người hiếm hoặc không bao giờ có nhu cầu tiêu dùng. Khả năng chi trả của họ không ổn định. 

Bước 4: Báo giá cho khách hàng

Khi báo giá cho khách hàng bạn cần chú ý những nội dung: giá vận chuyển, phụ phí tàu xe, thời gian vận chuyển hàng hóa, những lưu ý khi nhận hàng và thanh toán

Bước 5: Ký hợp đồng và chăm sóc khách hàng

Chuẩn bị những giấy tờ liên quan, hoặc gửi khách hàng phương thức thanh toán kèm theo ưu đãi mà họ sẽ nhận được khi mua, sử dụng sản phẩm. Chăm sóc và xử lý những khiếu nại trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ của khách hàng

Thông qua bài viết này, hi vọng bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về nghề nhân viên kinh doanh, cùng những kinh nghiệm, yêu cầu và kỹ năng cần có để trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc. 

Đừng bỏ lỡ cơ hội trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc tại Địa Ốc GP Land. Tại đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức cơ bản đến nâng cao, các kỹ năng, kinh nghiệm về nhân viên kinh doanh nói chung và một nhân viên kinh doanh bất động sản nói riêng. Bạn sẽ trở thành chiến binh, một nhân viên kinh doanh tài năng khi làm việc tại công ty chúng tôi.

Liên hệ để ứng tuyển: 0921.90.91.92

Địa Ốc GP Land là công ty bất động sản có uy tín bậc nhất ở thị trường TPHCM, Long Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu và sự lựa chọn của hàng ngàn khách hàng khi đầu tư. Công ty đã triển khai nhiều dự án bất động sản như: The Fusion,  Gem Sky World, ID Junction, Century City, The Rivana, Opal CityView, Lan Anh 7A, …

Xem thêm thông tin tại website: https://gpland.vn/

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM