Thứ 2 – Thứ 7: 08:30 – 18:00

BẤT NGỜ VỀ DÒNG VỐN TỶ USD ĐỔ VÀO VIỆT NAM GIỮA ĐẠI DỊCH

Th9 29, 2021

Số vốn FDI (vốn đầu tư nước ngoài) đăng ký mới giảm so với cùng kỳ năm trước do nhiều địa phương trọng điểm thực hiện giãn cách, nhưng một con số khác về đầu tư nước ngoài lại gây ấn tượng mạnh.

dong-von-fdi-ty-usd-do-vao-viet-nam-giua-dai-dich

Vốn FDI (Đầu tư nước ngoài) vẫn có những tín hiệu tích cực

COVID-19 và vốn FDI tại Việt Nam: Tác động và triển vọng

Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, 9 tháng năm 2021 số dự án đầu tư nước ngoài cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư giảm 37,8% với 1.212 dự án mới được cấp.

Thế nhưng, đáng ghi nhận là vốn đăng ký của các dự án này đạt gần 12,5 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ. Điều đó cho thấy quy mô của dự án FDI tăng lên.

Một điểm đáng khích lệ khác, đó là dù vốn đăng ký mới giảm nhưng tổng vốn đăng ký tăng thêm lại đạt trên 6,4 tỷ USD, tăng tới 25,6% so với cùng kỳ. Đây là chỉ báo cho thấy những nhà đầu tư đã hiện diện ở Việt Nam tiếp tục đặt niềm tin vào kế hoạch sản xuất kinh doanh ở Việt Nam.

Tính đến ngày 20/9/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Chia sẻ về số vốn đầu tư nước ngoài 9 tháng tại tọa đàm “COVID-19 và FDI: Tác động và triển vọng” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 27/9, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc -Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá: Điều này đã thể hiện sự tin tưởng của nhà đầu tư nước ngoài với môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và khẳng định tính hiệu quả trong giải pháp đồng hành, hỗ trợ mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt trong thời gian vừa qua. Chúng tôi cho rằng những khó khăn, vướng mắc chỉ mang tính nhất thời.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng cho hay: Trong 9 tháng đầu năm 2021, tổng số vốn đầu tư thu hút, cấp mới tăng 25% so với cùng kỳ và đạt 88% so với kế hoạch năm 2021. Trong đó cấp mới 42 dự án với tổng vốn đăng ký tăng 50,1% so với cùng kỳ và đạt 62,7% so với kế hoạch năm 2021.

Là địa phương thu hút được 20,4 tỷ USD vốn FDI từ trước đến nay, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn cho biết: Trong những năm qua, hiệu quả thu hút đầu tư ngày càng cao lên. Bắc Ninh tập trung thu hút FDI đầu tư cho công nghệ cao, với công nghệ điện tử là mũi nhọn. Trong tổng vốn đầu tư, cơ cấu tỷ trọng đầu tư FDI trong lĩnh vực công nghệ chiếm tới 86% tổng vốn FDI. Vì vậy, Bắc Ninh vươn lên là địa phương phát triển công nghệ đứng đầu toàn quốc, kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2, thu hút đầu tư đứng thứ 6.

Tổng Giám đốc tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho chia sẻ: Không chỉ đối với Samsung mà đối với tất cả các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam đang cung cấp một môi trường đầu tư hấp dẫn như nguồn lao động dồi dào, tình hình chính trị xã hội ổn định, cơ sở hạ tầng sản xuất và lưu thông cùng các ưu đãi đầu tư.

dong-von-fdi-ty-usd-do-vao-viet-nam-giua-dai-dichdong-von-fdi-ty-usd-do-vao-viet-nam-giua-dai-dich

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm nhà máy của Samsung, tỉnh Thái Nguyên, ngày 3/9

“Gần đây, có nhiều ảnh hưởng tiêu cực phát sinh do đại dịch COVID-19, tuy nhiên, về lâu dài, Việt Nam vẫn là điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài”, ông Choi nói.

Theo lãnh đạo Bộ KH-ĐT, cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc ứng phó với dịch bệnh, bày tỏ sự lạc quan vào khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam và cam kết tiếp tục đầu tư, kinh doanh lâu dài, nhất là khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng lộ trình thích ứng an toàn, xác định quan điểm mới về chống dịch.

Dòng vốn FDI về Việt Nam sẽ phục hồi trong giai đoạn 2021 – 2023

Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới nhận định, giai đoạn 2021 – 2023, dòng vốn FDI tại Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi lại mức như trước Covid-19, do được nâng đỡ bởi xu hướng tái cấu trúc các chuỗi giá trị toàn cầu và nhu cầu đa dạng hóa các nguồn đầu vào sản xuất của nhiều chính phủ và công ty đa quốc gia.

Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn với đầu tư trực tiếp nước ngoài (vốn FDI) hơn so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á trong nhiều năm qua. Có nhiều lý do khác nhau để các nhà đầu tư đầu tư vào đây. Việt Nam là một quốc gia đang tăng trưởng nhanh và cũng có tầng lớp trung lưu phát triển nhanh.

Do vậy, Việt Nam đã trở thành điểm đến của rất nhiều doanh nghiệp FDI không chỉ phát triển để xuất khẩu mà còn phát triển để cung cấp cho nhu cầu trong nước. ASEAN nói chung là một thị trường rất hấp dẫn và Việt Nam chính là một điểm đến quan trọng để có thể thực hiện nhiều hoạt động sản xuất chế biến chế tạo cung cấp cho cả khu vực ASEAN.

“Nhiều quốc gia trong khu vực cũng đang gặp phải vấn đề tương tự như Việt Nam trong hiện tại về dịch Covid-19. Vì vậy, Việt Nam không phải là trường hợp duy nhất chịu sự ảnh hưởng lên dòng vốn FDI. Tôi nghĩ rằng, đây cũng không phải là một vấn đề chính dẫn đến vốn FDI chuyển ra ngoài Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam cần phải có những cách tiếp cận cả trong ngắn hạn và trung hạn để phát triển và thu hút được vốn FDI trong thời gian tới” – ông Andrew Jeffries nhấn mạnh.

dong-von-fdi-ty-usd-do-vao-viet-nam-giua-dai-dich

Vốn FDI 9 tháng đầu năm 2021. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

“Dư địa” niềm tin với nhà đầu tư nước ngoài

Việc phong tỏa nhà máy và hạn chế di chuyển của người lao động trong các khu công nghiệp đã làm đình trệ sản xuất, giảm công suất và sản lượng, đứt gãy chuỗi cung ứng, qua đó ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư mới đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, theo phân tích của nhiều chuyên gia, đây chỉ là hiện tượng tạm thời. Niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài với kinh tế Việt Nam vẫn dược duy trì.

Trong bản cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng 9 mới đây, các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) phân tích, 8 tháng đầu năm 2021, tổng vốn FDI chỉ thấp hơn 2% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi vốn FDI thực hiện đạt 11,7 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Vốn FDI đăng ký cao hơn chủ yếu do vốn đăng ký cấp mới đổ vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tăng. Theo WB, mức tăng trên cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì lòng tin với nền kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn.

Bà Dorsati Madani – chuyên gia kinh tế cao cấp của WB nhận định, mặc dù dòng vốn FDI giảm do cú sốc Covid-19, nhưng vẫn có sự vững vàng so với các quốc gia khác trên thế giới, cho thấy niềm tin vào tiềm năng kinh tế của Việt Nam. Theo bà, Việt Nam đã làm rất tốt việc thu hút FDI trong bối cảnh nhiều nền kinh tế khác trên thế giới bị đứt gãy chuỗi sản xuất, dòng vốn đầu tư.

“Kể cả trong khủng hoảng vì đại dịch Covid-19, dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam vẫn tương đối vững vàng, cho thấy các nhà đầu tư rất tin tưởng vào khả năng chống đỡ của Việt Nam. Việc FDI giao động vào thời điểm dịch Covid-19 phức tạp như hiện nay là điều rất bình thường và dòng tiền đầu tư sẽ tăng trở lại khi nền kinh tế của Việt Nam phục hồi” – bà Dorsati Madani nhấn mạnh.

Dự án The Fusion Bà Rịa nằm trong ngay lòng thủ phủ công nghiệp của Bà Rịa – Vũng Tàu với vị trí trắc địa, thuộc xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Dự án The Fusion do công ty CP Đầu Tư Và Phát Triển Địa Ốc GP Land phát triển & phân phối. Xem thêm thông tin tại website: https://gpland.vn/the-fusion-ba-ria/

Địa Ốc GP Land là công ty bất động sản có uy tín bậc nhất ở thị trường TPHCM, Long Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu và sự lựa chọn của hàng ngàn khách hàng khi đầu tư. Công ty đã triển khai nhiều dự án như: Gem Sky WorldID JunctionCentury CityThe RivanaOpal CityView, Lan Anh 7A, …

Theo Vietnamnet.vn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM